Từ những mảnh vải vụn các xưởng may tại Hội An thải loại ra, chị Trần Thị Kim Soi đã tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo thành các dòng phụ kiện thời trang, các phụ kiện đi kèm cho các bộ trang phục tạo nét riêng cho phái đẹp. Chị cũng ấp ủ kế hoạch chuyển giao mô hình biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ tới các cộng đồng khác về tái chế vải.
Các sản phẩm SOI handmade được làm từ vải vụn
Giữa lòng phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) xinh xắn, những món phụ kiện như băng đô, dây buộc tóc, kẹp tóc, khăn, đồ thời trang từ vải vụn đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Đó là những sản phẩm gửi gắm tâm huyết của chị Trần Thị Kim Soi, người đồng sáng lập và quản lý thương hiệu nhỏ làm các đồ lưu niệm thủ công – SOI handmade.
Các sản phẩm SOI handmade được người tiêu dùng đón nhận
Chị Kim Soi chia sẻ về hành trình biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ cùng PNVN!
+ Xin chào chị Kim Soi. Mối duyên nào đưa chị đến với ý tưởng tái chế các sản phẩm thủ công từ vải vụn?
Mình sinh ra tại Phú Yên, học Cao đẳng Thiết kế thời trang tại Nha Trang nhưng cuối cùng lại chọn Hội An làm nơi làm việc, vì với mình Hội An thật phù hợp để mình có thể “ẩn thân” khỏi nơi xô bồ ồn ào. Mình ở Hội An đến nay đã hơn 10 năm và mình cảm thấy nơi đây phù hợp với mình, với gia đình nhỏ của mình.
Sản phẩm handmade mình làm đầu tiên có lẽ là những xâu chuỗi hoa dại khi mình còn nhỏ ở quê nhà. Rồi những năm bán hoa tươi dịp lễ Tết, khi đi học Cao đẳng… nó vun đúc cho mình thêm nhiều kỹ năng và ý tưởng hơn.
Trước đây khi mới tới Hội An, mình chỉ làm việc trong môi trường khách sạn, nhà hàng. Sau đó một dịp tình cờ mình mày mò làm các sản phẩm thủ công nhỏ từ giấy, có một số người tỏ ra thích thú và đặt mua. Dần dần mình tạo ra thêm nhiều những sản phẩm từ nhiều chất liệu khác nữa để phù hợp và hài lòng các khách hàng khác. Đó cũng là lúc mình tạo lập SOI handmade và cố gắng duy trì tới hôm nay.
Năm 2017, trong một lần tình cờ bắt gặp những bao tải vải vụn của nhiều xưởng may xung quanh Hội An thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, cũng như rất khó phân hủy trong tự nhiên, mình nảy ra ý tưởng “tái chế” những mảnh vải vụn này. Ban đầu cũng rất khó khăn vì mình không biết sẽ bắt đầu từ đâu với đống vải vụn này. Rồi ý tưởng từ những bài học trước đây tại trường Thiết kế giúp mình tìm tòi sâu hơn về các dòng phụ kiện thời trang, các phụ kiện đi kèm cho các bộ trang phục nhưng lại rất khó tìm kiếm và ít phù hợp.
Sản phẩm được làm từ vải vụn các tiệm may tại Hội An bỏ đi
+ Tái chế phụ kiện thời trang không phải là công việc quá mới lạ tại Việt Nam. Vậy Soi handmade có điểm gì khác biệt để chinh phục khách hàng?
Hiện tại mình đang sản xuất các phụ kiện như: Cài tóc, băng đô, mấn, kẹp tóc, cột tóc hoàn toàn bằng vải tái chế xin được tại các tiệm may quanh khu vực Hội An. Với các mảnh vải lớn hơn, mình sẽ tận dụng để tạo thành khăn choàng cổ, khăn turban, khăn chéo tam giác, túi ví vải. Hiện mình đang tạo thêm các mẫu áo crop top, áo ngắn cũng từ những tấm vải đó.
Mình nghĩ, sản phẩm của mình không hẳn là quá độc đáo vì hiện nay cũng có rất nhiều các nhà sản xuất lớn có nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng lợi thế của mình là các sản phẩm của SOI handmade được làm hoàn toàn theo kiểu thủ công và gần như là “độc nhất vô nhị”, vì nhiều sản phẩm dù màu sắc, họa tiết rất đẹp nhưng lại không thể sản xuất sản phẩm tiếp theo vì…. hết vải. Hoặc nhiều sản phẩm có các họa tiết, hoa văn độc đáo nhưng lại là sản phẩm lỗi nên họ phải thải bỏ ra môi trường. Mình nghĩ, khi bạn sở hữu một sản phẩm tái chế từ SOI handmade có nghĩa là bạn sở hữu chung một câu chuyện và một mong muốn đầy yêu thương với môi trường như mình.
+ Nhìn lại chặng đường vừa qua của SOI handmade, chị đã tạo được những dấu ấn gì?
SOI handmade được thành lập từ rất lâu (năm 2013) với ý tưởng ban đầu là nơi bán các sản phẩm do chính mình và bạn trai (nay là chồng mình) làm ra như: Đồ thủ công, các sản phẩm vẽ từ lụa và tranh. Dần dần mình chọn lọc bớt các sản phẩm chưa phù hợp và chỉ giữ lại các sản phẩm như hiện nay để có sự đầu tư cũng như chuyên tâm hơn vào nó.
Thuận lợi nhất của SOI handmade là tụi mình hiểu và chia sẻ với nhau ngay từ đầu, bạn trai mình cũng là một người học về mỹ thuật nên hỗ trợ cho mình những thứ mà mình chưa tốt. Nguồn nguyên liệu dồi dào và ít tốn phí, một thị trường ít sản phẩm tương tự cạnh tranh như ở Hội An theo mình nghĩ cũng là một thuận lợi. Thêm nữa, mình nhận thấy xu hướng các bạn trẻ ngày nay quan tâm và bỏ tiền ra sở hữu các sản phẩm từ tái chế là có và ngày càng tăng lên.
Có một vài người khách khi mua sản phẩm lần đầu của SOI handmade và nghe mình chia sẻ câu chuyện, họ ấn tượng và khi quay lại Hội An để mua sắm, hay may áo quần không quên nhờ mình “thiết kế” riêng cho một set các phụ kiện từ vụn vải thừa để thỏa sức chưng diện.
Những món đồ thủ công độc lạ của chị Kim Soi
Khó khăn đầu tiên đối với SOI handmade có lẽ là sản xuất, vì hầu như các sản phẩm đều từ vật liệu tái chế, do vậy rất khó để có thể tạo form hoặc bản mẫu chuẩn để đưa vào sản xuất hàng loạt, mà chủ yếu là dựa vào khả năng ngẫu hứng của người thợ nhiều hơn. Quá trình tìm và đào tạo một người có các khả năng sản xuất với thẩm mỹ cao như vậy là rất khó, trong khi giá của sản phẩm bán ra chưa thật sự thu hút họ. Các sản phẩm cũng vì đó mà khó để bán được trên kênh online (có lẽ mình chưa tìm ra cách phù hợp) do mỗi mẫu mỗi khác nhau và số lượng ít.
+ Những giá trị cộng đồng chị và Soi handmade đã tạo ra?
SOI handmade hiện tại đang là một thành viên trong cộng đồng các bạn đam mê các sản phẩm tái chế tại Hội An- Đà Nẵng, các chợ phiên thân thiện môi trường, các buổi chia sẻ với các cộng đồng 5-10 người về kỹ năng tạo các sản phẩm từ vải vụn. Và một vài người hàng xóm quanh mình cũng đã biết tận dụng vải vụn để làm một cái gì đó thay vì vứt bỏ hoàn toàn như trước đây.
Mình muốn sẽ tái chế được nhiều hơn nữa các “rác vải” này trong tương lai, mở rộng hơn sản xuất hoặc chuyển giao tới nhiều hơn các cộng đồng khác về tái chế vải.
Mình hy vọng sẽ mở được một cửa hàng nhỏ hoặc một kênh bán hàng online để bán được nhiều sản phẩm hơn, tạo thêm được việc làm cho nhiều người. Đồng thời tạo thêm các sản phẩm có giá trị cao hơn và nhiều tính ứng dụng hơn như áo quần, túi xách, đồ chơi vải…
Xin cảm ơn những chia sẻ của chị và chúc cho những mong muốn của chị sớm thành hiện thực!
Báo PNVN
Link gốc bài viết tại: https://hoilhpn.org.vn/web/ho-tro-phu-nu-khoi-nghiep-va-khoi-su-kinh-doanh/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bien-rac-vai-thanh-%C4%91o-luu-niem-thu-cong-%C4%91oc-la-53774-5301.html
Biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ
Biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ
21/02/2023
Từ những mảnh vải vụn các xưởng may tại Hội An thải loại ra, chị Trần Thị Kim Soi đã tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo thành các dòng phụ kiện thời trang, các phụ kiện đi kèm cho các bộ trang phục tạo nét riêng cho phái đẹp. Chị cũng ấp ủ kế hoạch chuyển giao mô hình biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ tới các cộng đồng khác về tái chế vải.
Các sản phẩm SOI handmade được làm từ vải vụn
Giữa lòng phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) xinh xắn, những món phụ kiện như băng đô, dây buộc tóc, kẹp tóc, khăn, đồ thời trang từ vải vụn đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Đó là những sản phẩm gửi gắm tâm huyết của chị Trần Thị Kim Soi, người đồng sáng lập và quản lý thương hiệu nhỏ làm các đồ lưu niệm thủ công – SOI handmade.
Các sản phẩm SOI handmade được người tiêu dùng đón nhận
Chị Kim Soi chia sẻ về hành trình biến “rác vải” thành đồ lưu niệm thủ công độc lạ cùng PNVN!
+ Xin chào chị Kim Soi. Mối duyên nào đưa chị đến với ý tưởng tái chế các sản phẩm thủ công từ vải vụn?
Mình sinh ra tại Phú Yên, học Cao đẳng Thiết kế thời trang tại Nha Trang nhưng cuối cùng lại chọn Hội An làm nơi làm việc, vì với mình Hội An thật phù hợp để mình có thể “ẩn thân” khỏi nơi xô bồ ồn ào. Mình ở Hội An đến nay đã hơn 10 năm và mình cảm thấy nơi đây phù hợp với mình, với gia đình nhỏ của mình.
Sản phẩm handmade mình làm đầu tiên có lẽ là những xâu chuỗi hoa dại khi mình còn nhỏ ở quê nhà. Rồi những năm bán hoa tươi dịp lễ Tết, khi đi học Cao đẳng… nó vun đúc cho mình thêm nhiều kỹ năng và ý tưởng hơn.
Trước đây khi mới tới Hội An, mình chỉ làm việc trong môi trường khách sạn, nhà hàng. Sau đó một dịp tình cờ mình mày mò làm các sản phẩm thủ công nhỏ từ giấy, có một số người tỏ ra thích thú và đặt mua. Dần dần mình tạo ra thêm nhiều những sản phẩm từ nhiều chất liệu khác nữa để phù hợp và hài lòng các khách hàng khác. Đó cũng là lúc mình tạo lập SOI handmade và cố gắng duy trì tới hôm nay.
Năm 2017, trong một lần tình cờ bắt gặp những bao tải vải vụn của nhiều xưởng may xung quanh Hội An thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, cũng như rất khó phân hủy trong tự nhiên, mình nảy ra ý tưởng “tái chế” những mảnh vải vụn này. Ban đầu cũng rất khó khăn vì mình không biết sẽ bắt đầu từ đâu với đống vải vụn này. Rồi ý tưởng từ những bài học trước đây tại trường Thiết kế giúp mình tìm tòi sâu hơn về các dòng phụ kiện thời trang, các phụ kiện đi kèm cho các bộ trang phục nhưng lại rất khó tìm kiếm và ít phù hợp.
Sản phẩm được làm từ vải vụn các tiệm may tại Hội An bỏ đi
+ Tái chế phụ kiện thời trang không phải là công việc quá mới lạ tại Việt Nam. Vậy Soi handmade có điểm gì khác biệt để chinh phục khách hàng?
Hiện tại mình đang sản xuất các phụ kiện như: Cài tóc, băng đô, mấn, kẹp tóc, cột tóc hoàn toàn bằng vải tái chế xin được tại các tiệm may quanh khu vực Hội An. Với các mảnh vải lớn hơn, mình sẽ tận dụng để tạo thành khăn choàng cổ, khăn turban, khăn chéo tam giác, túi ví vải. Hiện mình đang tạo thêm các mẫu áo crop top, áo ngắn cũng từ những tấm vải đó.
Mình nghĩ, sản phẩm của mình không hẳn là quá độc đáo vì hiện nay cũng có rất nhiều các nhà sản xuất lớn có nhiều sản phẩm trên thị trường. Nhưng lợi thế của mình là các sản phẩm của SOI handmade được làm hoàn toàn theo kiểu thủ công và gần như là “độc nhất vô nhị”, vì nhiều sản phẩm dù màu sắc, họa tiết rất đẹp nhưng lại không thể sản xuất sản phẩm tiếp theo vì…. hết vải. Hoặc nhiều sản phẩm có các họa tiết, hoa văn độc đáo nhưng lại là sản phẩm lỗi nên họ phải thải bỏ ra môi trường. Mình nghĩ, khi bạn sở hữu một sản phẩm tái chế từ SOI handmade có nghĩa là bạn sở hữu chung một câu chuyện và một mong muốn đầy yêu thương với môi trường như mình.
+ Nhìn lại chặng đường vừa qua của SOI handmade, chị đã tạo được những dấu ấn gì?
SOI handmade được thành lập từ rất lâu (năm 2013) với ý tưởng ban đầu là nơi bán các sản phẩm do chính mình và bạn trai (nay là chồng mình) làm ra như: Đồ thủ công, các sản phẩm vẽ từ lụa và tranh. Dần dần mình chọn lọc bớt các sản phẩm chưa phù hợp và chỉ giữ lại các sản phẩm như hiện nay để có sự đầu tư cũng như chuyên tâm hơn vào nó.
Thuận lợi nhất của SOI handmade là tụi mình hiểu và chia sẻ với nhau ngay từ đầu, bạn trai mình cũng là một người học về mỹ thuật nên hỗ trợ cho mình những thứ mà mình chưa tốt. Nguồn nguyên liệu dồi dào và ít tốn phí, một thị trường ít sản phẩm tương tự cạnh tranh như ở Hội An theo mình nghĩ cũng là một thuận lợi. Thêm nữa, mình nhận thấy xu hướng các bạn trẻ ngày nay quan tâm và bỏ tiền ra sở hữu các sản phẩm từ tái chế là có và ngày càng tăng lên.
Có một vài người khách khi mua sản phẩm lần đầu của SOI handmade và nghe mình chia sẻ câu chuyện, họ ấn tượng và khi quay lại Hội An để mua sắm, hay may áo quần không quên nhờ mình “thiết kế” riêng cho một set các phụ kiện từ vụn vải thừa để thỏa sức chưng diện.
Những món đồ thủ công độc lạ của chị Kim Soi
Khó khăn đầu tiên đối với SOI handmade có lẽ là sản xuất, vì hầu như các sản phẩm đều từ vật liệu tái chế, do vậy rất khó để có thể tạo form hoặc bản mẫu chuẩn để đưa vào sản xuất hàng loạt, mà chủ yếu là dựa vào khả năng ngẫu hứng của người thợ nhiều hơn. Quá trình tìm và đào tạo một người có các khả năng sản xuất với thẩm mỹ cao như vậy là rất khó, trong khi giá của sản phẩm bán ra chưa thật sự thu hút họ. Các sản phẩm cũng vì đó mà khó để bán được trên kênh online (có lẽ mình chưa tìm ra cách phù hợp) do mỗi mẫu mỗi khác nhau và số lượng ít.
+ Những giá trị cộng đồng chị và Soi handmade đã tạo ra?
SOI handmade hiện tại đang là một thành viên trong cộng đồng các bạn đam mê các sản phẩm tái chế tại Hội An- Đà Nẵng, các chợ phiên thân thiện môi trường, các buổi chia sẻ với các cộng đồng 5-10 người về kỹ năng tạo các sản phẩm từ vải vụn. Và một vài người hàng xóm quanh mình cũng đã biết tận dụng vải vụn để làm một cái gì đó thay vì vứt bỏ hoàn toàn như trước đây.
Mình muốn sẽ tái chế được nhiều hơn nữa các “rác vải” này trong tương lai, mở rộng hơn sản xuất hoặc chuyển giao tới nhiều hơn các cộng đồng khác về tái chế vải.
Mình hy vọng sẽ mở được một cửa hàng nhỏ hoặc một kênh bán hàng online để bán được nhiều sản phẩm hơn, tạo thêm được việc làm cho nhiều người. Đồng thời tạo thêm các sản phẩm có giá trị cao hơn và nhiều tính ứng dụng hơn như áo quần, túi xách, đồ chơi vải…
Xin cảm ơn những chia sẻ của chị và chúc cho những mong muốn của chị sớm thành hiện thực!
Báo PNVN
Link gốc bài viết tại: https://hoilhpn.org.vn/web/ho-tro-phu-nu-khoi-nghiep-va-khoi-su-kinh-doanh/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bien-rac-vai-thanh-%C4%91o-luu-niem-thu-cong-%C4%91oc-la-53774-5301.html