TP – Những người trẻ có chung đam mê rủ nhau về lập Xóm thủ công giữa lòng phố Hội, và mở ra những phiên chợ độc lạ.
Gắn kết người trẻ yêu nghề cũ
Sáng cuối tuần, kiệt nhỏ trên đường Trần Phú (TP. Hội An, Quảng Nam) rộn rã hơn mọi ngày. Trên chiếc cửa gỗ nhiều màu sắc được dựng ở đầu kiệt là tấm bảng “Chợ phiên thủ công”. Từ sớm, chị Trương Nguyễn Hoài An, sinh năm 1991, người sáng lập Chợ phiên thủ công tất bật phân công, hỗ trợ các “tiểu thương” bày biện, trang trí.
Chợ phiên chỉ bày bán những thứ đồ handmade từ macrame (thắt dây trang trí) đến quần áo thêu tay, đồ da, đồ len móc, phụ kiện được làm từ vải rẻo,… Mỗi gian hàng là một chiếc bàn gỗ nhỏ được đặt dọc đường kiệt, trong hiên nhà hay sân của những cửa tiệm trong xóm. Chợ phiên không xô bồ, ồn ã. Ghé lại nơi đây, du khách thư thả dạo quanh những gian hàng, ngắm những người thợ tỉ mẩn chế tạo ra những sản phẩm handmade hay ngồi thưởng thức những ly nước thảo mộc, ly chè mát lạnh trong không gian yên bình phố cổ.
“Những buổi workshop ở xóm đều gắn với chủ đề tái sinh rác thải, khuyến khích thực hành lối sống xanh và bền vững, như tìm về tự nhiên với macrame; làm phụ kiện handmade, may đo quần áo cho búp bê từ vải rẻo; làm xà bông thủ công từ nguyên liệu tự nhiên… Đó là cách những cư dân Xóm thủ công lan tỏa câu chuyện về nghề truyền thống gắn với lối sống xanh, tìm về tự nhiên đến với người dân và du khách, đặc biệt là các bạn trẻ”.
Chị Trương Nguyễn Hoài An, người sáng lập Chợ phiên thủ công
Chợ phiên được tổ chức mỗi tháng một lần bởi những cư dân trong Xóm thủ công. Cái tên xóm cũng là do họ tự gọi nhau bởi xóm nhỏ nằm bên hông chùa Cầu này là nơi “đóng đô” của 4 cửa tiệm chuyên về đồ da, may đo và một phòng tranh. Ý tưởng về một phiên chợ dành cho những người làm nghề thủ công ở Hội An được chị An và những người bạn trong xóm ấp ủ từ lâu.
Mở tiệm đồ da thủ công từ năm 2018, tuy nhiên, từ trước đó 5 năm, chị An cùng chồng đã bắt đầu làm những món đồ nhỏ từ da để tặng và bán cho những người quen. Sau dịch COVID-19, chị tìm được cửa tiệm nhỏ này. “Tình cờ thế nào, xóm nhỏ này cách đây 100 năm chính là xưởng da thuộc đầu tiên ở Hội An. Vợ chồng tôi lại chuyên về đồ da thủ công nên cả hai đều thấy đây như cơ duyên sắp đặt sẵn”, chị An kể.
Về xóm, được quen thêm nhiều người có cùng đam mê, chị An và cư dân trong xóm bắt tay vào tổ chức Chợ phiên thủ công.
Nét độc đáo của các phiên chợ, đó là không chỉ bày bán sản phẩm, mà ở đó, khách mua có thể xem chủ tiệm cắt rập, may vá; trải nghiệm quá trình làm đồ da truyền thống và tự mình làm những món đồ len móc, thêu tay…
Gian hàng của chị Nguyễn Thị Mộng sinh năm 1991, chủ tiệm may Mong.Duu là cây sào gỗ dài treo đầy những chiếc váy, chiếc áo do tự tay bà chủ trẻ thiết kế, lên rập và may vá. Vốn học thiết kế thời trang, sau 8 năm lăn lộn ở TPHCM, chị Mộng quyết định về Hội An mở một cửa tiệm may đo ở Cẩm Kim. Vốn mê lối sống xanh, các sản phẩm may đo của chị đều từ những chất liệu tự nhiên như linen, muslin, xô cotton…
“Từ ngày mở chợ phiên, người biết đến cửa tiệm của tôi nhiều hơn, khách đặt may đo cũng nhiều hơn. Ngoài việc bán hàng, tôi gặp được nhiều bạn trẻ có cùng đam mê với nghề thủ công. Chúng tôi học hỏi lẫn nhau để biết thêm một nghề mới, chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho khách hàng để họ hiểu hơn về những nghề thủ công truyền thống”, chị Mộng nói.
Ở chợ phiên, chị Mộng còn tổ chức những buổi workshop về làm rập, cắt may. Lớp học đôi khi chỉ là chiếc bàn nhỏ trong chiếc sân gạch ở Thư Thả Store, khoảng hiên nhỏ trong studio của họa sĩ Tú ở đầu kiệt. Những buổi workshop về may đồ búp bê của chợ phiên luôn kín chỗ. Đứng lớp, chị Mộng như được trở về tuổi thơ với thú vui cắt may trang phục cho những con búp bê xinh xắn.
Cũng là một trong những “công dân” đầu tiên của Chợ phiên thủ công, gian hàng của chị Trần Thị Kim Soi sinh năm 1989, chủ thương hiệu Soi Handmade luôn hút khách bởi những món đồ thủ công nhỏ xinh, rực rỡ sắc màu. Là người Phú Yên nhưng tình yêu với phố Hội dung dị, yên bình đã đưa vợ chồng chị gắn bó với mảnh đất này.
Xuất thân cũng là dân thiết kế thời trang, trong một lần dạo phố cổ, bắt gặp những bao tải vải rẻo bỏ đi từ các cửa hàng may, chị Soi ấp ủ ý tưởng kinh doanh từ vải rẻo. Từ những ngày đầu loay hoay không biết làm gì với “rác vải”, chị đã phát triển được hơn 30 dòng sản phẩm từ nguyên liệu bỏ đi này như băng đô, kẹp tóc, vòng tay, khăn quàng, ví vải, áo,… Gian hàng của chị Soi luôn nổi bật nhờ những mảnh lụa xanh đỏ phất phới trong gió, những món đồ phụ kiện bé xíu đủ sắc màu hút mắt khách mua.
Ở chợ phiên, những tấm bảng thông báo đều được kẻ vẽ trên những tấm bìa các tông cũ. Các cư dân xóm chợ đều hạn chế nhựa và túi ni lông trong quá trình buôn bán. Những chiếc đèn lồng trang trí, những tấm mành treo macrame dọc con hẻm đều làm từ những nguyên liệu tái chế như vải thừa, sợi rơm, ốc biển, sợi thừng…
Link gốc bài viết tại: https://tienphong.vn/doc-la-xom-cho-handmade-post1564030.tpo
Độc lạ Xóm chợ handmade
Độc lạ Xóm chợ handmade
GIANG THANH – Báo Tiền Phong
TP – Những người trẻ có chung đam mê rủ nhau về lập Xóm thủ công giữa lòng phố Hội, và mở ra những phiên chợ độc lạ.
Gắn kết người trẻ yêu nghề cũ
Sáng cuối tuần, kiệt nhỏ trên đường Trần Phú (TP. Hội An, Quảng Nam) rộn rã hơn mọi ngày. Trên chiếc cửa gỗ nhiều màu sắc được dựng ở đầu kiệt là tấm bảng “Chợ phiên thủ công”. Từ sớm, chị Trương Nguyễn Hoài An, sinh năm 1991, người sáng lập Chợ phiên thủ công tất bật phân công, hỗ trợ các “tiểu thương” bày biện, trang trí.
Chợ phiên chỉ bày bán những thứ đồ handmade từ macrame (thắt dây trang trí) đến quần áo thêu tay, đồ da, đồ len móc, phụ kiện được làm từ vải rẻo,… Mỗi gian hàng là một chiếc bàn gỗ nhỏ được đặt dọc đường kiệt, trong hiên nhà hay sân của những cửa tiệm trong xóm. Chợ phiên không xô bồ, ồn ã. Ghé lại nơi đây, du khách thư thả dạo quanh những gian hàng, ngắm những người thợ tỉ mẩn chế tạo ra những sản phẩm handmade hay ngồi thưởng thức những ly nước thảo mộc, ly chè mát lạnh trong không gian yên bình phố cổ.
Chợ phiên được tổ chức mỗi tháng một lần bởi những cư dân trong Xóm thủ công. Cái tên xóm cũng là do họ tự gọi nhau bởi xóm nhỏ nằm bên hông chùa Cầu này là nơi “đóng đô” của 4 cửa tiệm chuyên về đồ da, may đo và một phòng tranh. Ý tưởng về một phiên chợ dành cho những người làm nghề thủ công ở Hội An được chị An và những người bạn trong xóm ấp ủ từ lâu.
Mở tiệm đồ da thủ công từ năm 2018, tuy nhiên, từ trước đó 5 năm, chị An cùng chồng đã bắt đầu làm những món đồ nhỏ từ da để tặng và bán cho những người quen. Sau dịch COVID-19, chị tìm được cửa tiệm nhỏ này. “Tình cờ thế nào, xóm nhỏ này cách đây 100 năm chính là xưởng da thuộc đầu tiên ở Hội An. Vợ chồng tôi lại chuyên về đồ da thủ công nên cả hai đều thấy đây như cơ duyên sắp đặt sẵn”, chị An kể.
Về xóm, được quen thêm nhiều người có cùng đam mê, chị An và cư dân trong xóm bắt tay vào tổ chức Chợ phiên thủ công.
Lan tỏa lối sống xanh
https://www.youtube.com/embed/cuRxWCWNYdI?playsinline=1&autoplay=0&fs=0&disablekb=1&modestbranding=1&rel=0&enablejsapi=1&origin=https%3A%2F%2Ftienphong.vn&widgetid=1
Nét độc đáo của các phiên chợ, đó là không chỉ bày bán sản phẩm, mà ở đó, khách mua có thể xem chủ tiệm cắt rập, may vá; trải nghiệm quá trình làm đồ da truyền thống và tự mình làm những món đồ len móc, thêu tay…
Gian hàng của chị Nguyễn Thị Mộng sinh năm 1991, chủ tiệm may Mong.Duu là cây sào gỗ dài treo đầy những chiếc váy, chiếc áo do tự tay bà chủ trẻ thiết kế, lên rập và may vá. Vốn học thiết kế thời trang, sau 8 năm lăn lộn ở TPHCM, chị Mộng quyết định về Hội An mở một cửa tiệm may đo ở Cẩm Kim. Vốn mê lối sống xanh, các sản phẩm may đo của chị đều từ những chất liệu tự nhiên như linen, muslin, xô cotton…
“Từ ngày mở chợ phiên, người biết đến cửa tiệm của tôi nhiều hơn, khách đặt may đo cũng nhiều hơn. Ngoài việc bán hàng, tôi gặp được nhiều bạn trẻ có cùng đam mê với nghề thủ công. Chúng tôi học hỏi lẫn nhau để biết thêm một nghề mới, chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho khách hàng để họ hiểu hơn về những nghề thủ công truyền thống”, chị Mộng nói.
Ở chợ phiên, chị Mộng còn tổ chức những buổi workshop về làm rập, cắt may. Lớp học đôi khi chỉ là chiếc bàn nhỏ trong chiếc sân gạch ở Thư Thả Store, khoảng hiên nhỏ trong studio của họa sĩ Tú ở đầu kiệt. Những buổi workshop về may đồ búp bê của chợ phiên luôn kín chỗ. Đứng lớp, chị Mộng như được trở về tuổi thơ với thú vui cắt may trang phục cho những con búp bê xinh xắn.
Cũng là một trong những “công dân” đầu tiên của Chợ phiên thủ công, gian hàng của chị Trần Thị Kim Soi sinh năm 1989, chủ thương hiệu Soi Handmade luôn hút khách bởi những món đồ thủ công nhỏ xinh, rực rỡ sắc màu. Là người Phú Yên nhưng tình yêu với phố Hội dung dị, yên bình đã đưa vợ chồng chị gắn bó với mảnh đất này.
Xuất thân cũng là dân thiết kế thời trang, trong một lần dạo phố cổ, bắt gặp những bao tải vải rẻo bỏ đi từ các cửa hàng may, chị Soi ấp ủ ý tưởng kinh doanh từ vải rẻo. Từ những ngày đầu loay hoay không biết làm gì với “rác vải”, chị đã phát triển được hơn 30 dòng sản phẩm từ nguyên liệu bỏ đi này như băng đô, kẹp tóc, vòng tay, khăn quàng, ví vải, áo,… Gian hàng của chị Soi luôn nổi bật nhờ những mảnh lụa xanh đỏ phất phới trong gió, những món đồ phụ kiện bé xíu đủ sắc màu hút mắt khách mua.
Ở chợ phiên, những tấm bảng thông báo đều được kẻ vẽ trên những tấm bìa các tông cũ. Các cư dân xóm chợ đều hạn chế nhựa và túi ni lông trong quá trình buôn bán. Những chiếc đèn lồng trang trí, những tấm mành treo macrame dọc con hẻm đều làm từ những nguyên liệu tái chế như vải thừa, sợi rơm, ốc biển, sợi thừng…
Link gốc bài viết tại: https://tienphong.vn/doc-la-xom-cho-handmade-post1564030.tpo