Từ nhiều năm nay, những không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, nghề truyền thống đã góp phần gìn giữ, làm giàu thêm vẻ đẹp của Hội An, tạo ra những sản phẩm, điểm đến du lịch vừa hiện đại, vừa không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, nghề truyền thống, Hội An,điểm đến du lịch,đậm nét truyền thống, đô thị di sản.
Người trẻ làm mới “nghề cũ”
Sau một năm hoạt động, Xóm thủ công Hội An (tỉnh Quảng Nam) trong con hẻm nhỏ bên hông chùa Cầu chính thức chuyển về nhà mới. Một không gian rộng rãi để những nghề truyền thống của phố Hội có thể trình diễn, phục vụ du khách đều đặn hơn như chị Trương Nguyễn Hoài An (SN 1991, người sáng lập Xóm thủ công) ấp ủ.
Không gian Xóm thủ công Hội An tọa lạc ở đường Lương Như Bích, cách chợ Hội An, cầu Cẩm Nam chỉ vài trăm mét. Ở đây, những khách quen của Xóm thủ công, Chợ phiên thủ công có thể dễ dàng bắt gặp những không gian trưng bày quen thuộc như: các sản phẩm thêu tay của Thư thả Store; rập và thiết kế may đo của cửa tiệm Mong.Duu; đồ da của Sa tế Leather Workshop; sản phẩm tái sinh từ vải vụn của Soi Handmade…
Nhiệt tình hướng dẫn khách tham quan, chị An tâm huyết giới thiệu về 2 dự án văn hóa mà những người trẻ lập Xóm thủ công cùng “thai nghén” và đặt tên là Hồi Cổ Việt Phục và Mặt Bộ. Lật giở từng trang catalogue, chị giới thiệu các bản demo cổ phục Việt nhiều màu sắc được đính gọn gàng trên giấy kraft nâu.
“Qua dự án nhỏ này, chúng tôi mong muốn có thể quảng bá về cổ phục Việt với sự thay đổi, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Du khách tới đây có thể trải nghiệm workshop để làm ra một chiếc cổ phục. Chúng tôi cũng ấp ủ tạo nên các sản phẩm may mặc lấy ý tưởng từ những cổ phục Việt Nam, kết hợp với xu hướng thời trang hiện đại để phục vụ du khách”, chị An nói.
Nổi bật trong không gian đồ thủ công truyền thống là những chiếc mặt nạ hát bộ (hát bội) được làm từ các loại giấy bồi với màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những chiếc “mặt bộ” là những dòng giới thiệu về nghệ thuật hát bộ truyền thống, cách vẽ mặt các nhân vật trong hát bộ, các nhân vật trong vở tuồng Sơn Hậu kinh điển…
Nép mình dưới tán tre cao vút, làng Củi Lũ tọa lạc ở thôn Đồng Nà (xã Cẩm Hà, TP Hội An). Con đường độc đạo dẫn vào “làng” nằm giữa cánh đồng lúa đương thì trổ bông.
Những Chiếc mặt nạ hát bộ được chị Trương Nguyễn Hoài An thử nghiệm điêu khắc trên da
Từ xa xa, đã có thể nghe tiếng đục, tiếng đẽo lách cách vang vọng. Mùi gỗ, mùi lúa non thoang thoảng, quyện nơi cánh mũi. Không gian “làng” bày đầy những bức tượng khắc gỗ lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu.
Ý tưởng về làng Củi Lũ được anh Lê Ngọc Thuận (SN 1980) ấp ủ từ hơn 10 năm trước, khi tự đi vớt củi khô dọc biển để trang trí trong homestay ven biển của mình. Nhận được sự tán thưởng của du khách, anh nuôi ý tưởng về việc sáng tạo trên gỗ củi lũ, loại gỗ trôi theo dòng nước lũ, dạt về Hội An vào mùa mưa lũ.
Ba năm trước, anh Thuận bắt tay hiện thực hóa ý tưởng. Những cành củi khô được biến hóa trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo, được bày bán ở các nhà hàng, homestay của anh.
Khi sản phẩm được du khách trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn, đầu năm 2023, anh lập làng Củi Lũ và biến nó trở thành không gian sáng tạo, trải nghiệm cho du khách về nghề mộc, nghề điêu khắc truyền thống.
Không gian cộng đồng sáng tạo
Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đang tạo tác sản phẩm. Ảnh: Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An
Ở Hội An, nhiều người, trong đó có những người trẻ tìm về, xây dựng và phát triển những không gian sáng tạo độc đáo dựa trên văn hóa truyền thống của phố Hội. Họ có thể là những người con của phố cổ, cũng có thể chỉ là khách lãng du “phải lòng” phố cổ.
Đó là xưởng tái sinh của họa sĩ Nguyễn Quốc Dân, xưởng tre Taboo Bamboo Workshop của người con làng dừa Bảy Mẫu Võ Tấn Tân, Làng gốm Thanh Hà, làng chài Tân Thành…
Mà như nhà nghiên cứu Võ Phùng, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP Hội An nhìn nhận, đó là niềm tự hào của phố Hội khi có thể giữ chân các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo cũng như dung dưỡng tình yêu về văn hóa, nghề truyền thống trong lớp lớp người Hội phố.
Ảnh: Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An
Mới đây, Hội An đã gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên hai lĩnh vực nghệ thuật dân gian và thủ công. Đây là cơ hội cho những làng nghề truyền thống, những người trẻ sáng tạo cùng gìn giữ, phát triển và làm mới “nghề cũ”.
Hành trình tái sinh gỗ củi của anh Lê Ngọc Thuận đã tạo nên một không gian sáng tạo độc đáo, níu chân du khách trong nước và quốc tế khi ghé về Hội phố. Ba năm, từ một người làm du lịch, tay ngang đến với nghề mộc và điêu khắc gỗ, anh Thuận đã đưa những sản phẩm từ gỗ củi của mình ra thế giới.
Ở làng Củi Lũ, dù ngày mưa hay ngày nắng, dù khách ghé đông hay thưa, những người thợ vẫn luôn tay đục đẽo, biến những thanh gỗ củi thô ráp, sần sùi trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nguyễn Ninh Đạt (SN 1993, quê Duy Xuyên) đã làm việc ở “làng” hơn 2 năm nay. Sau 3 năm học nghề ở làng mộc truyền thống Kim Bồng (Hội An), Đạt xin về đây làm thợ khắc gỗ. Mỗi ngày, những người thợ mộc như Đạt còn tham gia đứng lớp các workshop hướng dẫn du khách.
Với anh Thuận, không gian sáng tạo làng Củi Lũ là bước đầu để tạo ra một hướng đi mới, bền vững cho nghề mộc và điêu khắc truyền thống của địa phương.
“Việc Hội An trở thành một phần của mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu tạo nhiều cơ hội không chỉ cho nghề mộc, điêu khắc gỗ mà còn cho các nghề truyền thống khác, thúc đẩy phát triển các không gian sáng tạo trên nền tảng văn hóa, nghề truyền thống”, anh Thuận nói.
“Các không gian sáng tạo của người trẻ như Xóm thủ công rất mới mẻ và là ý tưởng hay để phát huy những nghề truyền thống của Hội An. Những ý tưởng, sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống cần được nâng niu, được đỡ đầu từ cộng đồng những người làm du lịch Hội An, từ của chính quyền địa phương để những không gian sáng tạo độc đáo như vậy có thể tiếp tục phát triển”.Nhà nghiên cứu Võ Phùng, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT & TT-TH TP Hội An
Theo cam kết khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, trong 4 năm tới, Hội An sẽ thúc đẩy phát triển hợp tác công – tư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, huy động sự tham gia sáng tạo của mọi thành viên trong cộng đồng; đồng thời, mở rộng hơn chương trình khởi nghiệp, khuyến khích giới trẻ phát triển kỹ năng và sáng tạo, kêu gọi sáng kiến hỗ trợ sản xuất thủ công, kết hợp giữa bảo tồn và phát triển, đổi mới theo hướng xanh; thúc đẩy, thiết kế các dự án, mô hình, không gian sáng tạo nhằm bảo tồn và phát triển các nghề thủ công và nghệ thuật dân gian.
Link gốc bài viết tại: https://hoiancreativecity.com/vi/sang-tao-tre-trong-do-thi-400-nam-tuoi
Sáng tạo trẻ trong đô thị 400 năm tuổi
Sáng tạo trẻ trong đô thị 400 năm tuổi
Giang Thanh
Từ nhiều năm nay, những không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, nghề truyền thống đã góp phần gìn giữ, làm giàu thêm vẻ đẹp của Hội An, tạo ra những sản phẩm, điểm đến du lịch vừa hiện đại, vừa không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, nghề truyền thống, Hội An,điểm đến du lịch,đậm nét truyền thống, đô thị di sản.
Người trẻ làm mới “nghề cũ”
Sau một năm hoạt động, Xóm thủ công Hội An (tỉnh Quảng Nam) trong con hẻm nhỏ bên hông chùa Cầu chính thức chuyển về nhà mới. Một không gian rộng rãi để những nghề truyền thống của phố Hội có thể trình diễn, phục vụ du khách đều đặn hơn như chị Trương Nguyễn Hoài An (SN 1991, người sáng lập Xóm thủ công) ấp ủ.
Không gian Xóm thủ công Hội An tọa lạc ở đường Lương Như Bích, cách chợ Hội An, cầu Cẩm Nam chỉ vài trăm mét. Ở đây, những khách quen của Xóm thủ công, Chợ phiên thủ công có thể dễ dàng bắt gặp những không gian trưng bày quen thuộc như: các sản phẩm thêu tay của Thư thả Store; rập và thiết kế may đo của cửa tiệm Mong.Duu; đồ da của Sa tế Leather Workshop; sản phẩm tái sinh từ vải vụn của Soi Handmade…
Nhiệt tình hướng dẫn khách tham quan, chị An tâm huyết giới thiệu về 2 dự án văn hóa mà những người trẻ lập Xóm thủ công cùng “thai nghén” và đặt tên là Hồi Cổ Việt Phục và Mặt Bộ. Lật giở từng trang catalogue, chị giới thiệu các bản demo cổ phục Việt nhiều màu sắc được đính gọn gàng trên giấy kraft nâu.
“Qua dự án nhỏ này, chúng tôi mong muốn có thể quảng bá về cổ phục Việt với sự thay đổi, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Du khách tới đây có thể trải nghiệm workshop để làm ra một chiếc cổ phục. Chúng tôi cũng ấp ủ tạo nên các sản phẩm may mặc lấy ý tưởng từ những cổ phục Việt Nam, kết hợp với xu hướng thời trang hiện đại để phục vụ du khách”, chị An nói.
Nổi bật trong không gian đồ thủ công truyền thống là những chiếc mặt nạ hát bộ (hát bội) được làm từ các loại giấy bồi với màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những chiếc “mặt bộ” là những dòng giới thiệu về nghệ thuật hát bộ truyền thống, cách vẽ mặt các nhân vật trong hát bộ, các nhân vật trong vở tuồng Sơn Hậu kinh điển…
Nép mình dưới tán tre cao vút, làng Củi Lũ tọa lạc ở thôn Đồng Nà (xã Cẩm Hà, TP Hội An). Con đường độc đạo dẫn vào “làng” nằm giữa cánh đồng lúa đương thì trổ bông.
Những Chiếc mặt nạ hát bộ được chị Trương Nguyễn Hoài An thử nghiệm điêu khắc trên da
Từ xa xa, đã có thể nghe tiếng đục, tiếng đẽo lách cách vang vọng. Mùi gỗ, mùi lúa non thoang thoảng, quyện nơi cánh mũi. Không gian “làng” bày đầy những bức tượng khắc gỗ lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu.
Ý tưởng về làng Củi Lũ được anh Lê Ngọc Thuận (SN 1980) ấp ủ từ hơn 10 năm trước, khi tự đi vớt củi khô dọc biển để trang trí trong homestay ven biển của mình. Nhận được sự tán thưởng của du khách, anh nuôi ý tưởng về việc sáng tạo trên gỗ củi lũ, loại gỗ trôi theo dòng nước lũ, dạt về Hội An vào mùa mưa lũ.
Ba năm trước, anh Thuận bắt tay hiện thực hóa ý tưởng. Những cành củi khô được biến hóa trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo, được bày bán ở các nhà hàng, homestay của anh.
Khi sản phẩm được du khách trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn, đầu năm 2023, anh lập làng Củi Lũ và biến nó trở thành không gian sáng tạo, trải nghiệm cho du khách về nghề mộc, nghề điêu khắc truyền thống.
Không gian cộng đồng sáng tạo
Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đang tạo tác sản phẩm. Ảnh: Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An
Ở Hội An, nhiều người, trong đó có những người trẻ tìm về, xây dựng và phát triển những không gian sáng tạo độc đáo dựa trên văn hóa truyền thống của phố Hội. Họ có thể là những người con của phố cổ, cũng có thể chỉ là khách lãng du “phải lòng” phố cổ.
Đó là xưởng tái sinh của họa sĩ Nguyễn Quốc Dân, xưởng tre Taboo Bamboo Workshop của người con làng dừa Bảy Mẫu Võ Tấn Tân, Làng gốm Thanh Hà, làng chài Tân Thành…
Mà như nhà nghiên cứu Võ Phùng, nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP Hội An nhìn nhận, đó là niềm tự hào của phố Hội khi có thể giữ chân các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo cũng như dung dưỡng tình yêu về văn hóa, nghề truyền thống trong lớp lớp người Hội phố.
Ảnh: Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An
Mới đây, Hội An đã gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên hai lĩnh vực nghệ thuật dân gian và thủ công. Đây là cơ hội cho những làng nghề truyền thống, những người trẻ sáng tạo cùng gìn giữ, phát triển và làm mới “nghề cũ”.
Hành trình tái sinh gỗ củi của anh Lê Ngọc Thuận đã tạo nên một không gian sáng tạo độc đáo, níu chân du khách trong nước và quốc tế khi ghé về Hội phố. Ba năm, từ một người làm du lịch, tay ngang đến với nghề mộc và điêu khắc gỗ, anh Thuận đã đưa những sản phẩm từ gỗ củi của mình ra thế giới.
Ở làng Củi Lũ, dù ngày mưa hay ngày nắng, dù khách ghé đông hay thưa, những người thợ vẫn luôn tay đục đẽo, biến những thanh gỗ củi thô ráp, sần sùi trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nguyễn Ninh Đạt (SN 1993, quê Duy Xuyên) đã làm việc ở “làng” hơn 2 năm nay. Sau 3 năm học nghề ở làng mộc truyền thống Kim Bồng (Hội An), Đạt xin về đây làm thợ khắc gỗ. Mỗi ngày, những người thợ mộc như Đạt còn tham gia đứng lớp các workshop hướng dẫn du khách.
Với anh Thuận, không gian sáng tạo làng Củi Lũ là bước đầu để tạo ra một hướng đi mới, bền vững cho nghề mộc và điêu khắc truyền thống của địa phương.
“Việc Hội An trở thành một phần của mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu tạo nhiều cơ hội không chỉ cho nghề mộc, điêu khắc gỗ mà còn cho các nghề truyền thống khác, thúc đẩy phát triển các không gian sáng tạo trên nền tảng văn hóa, nghề truyền thống”, anh Thuận nói.
Theo cam kết khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, trong 4 năm tới, Hội An sẽ thúc đẩy phát triển hợp tác công – tư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, huy động sự tham gia sáng tạo của mọi thành viên trong cộng đồng; đồng thời, mở rộng hơn chương trình khởi nghiệp, khuyến khích giới trẻ phát triển kỹ năng và sáng tạo, kêu gọi sáng kiến hỗ trợ sản xuất thủ công, kết hợp giữa bảo tồn và phát triển, đổi mới theo hướng xanh; thúc đẩy, thiết kế các dự án, mô hình, không gian sáng tạo nhằm bảo tồn và phát triển các nghề thủ công và nghệ thuật dân gian.
Link gốc bài viết tại: https://hoiancreativecity.com/vi/sang-tao-tre-trong-do-thi-400-nam-tuoi