Đến Hội An, du khách hiếu kỳ về một thương hiệu “SOI Handmade”, ít ai biết rằng cô gái nhỏ đó đã khởi nghiệp thành công từ vải vụn với số vốn ban đầu là 1 triệu đồng.
Vải vụn là một trong những thứ mà chúng ta luôn nghĩ là “rác”, nhưng cô gái tên Soi – một cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang đã biến những “rác” đó thành các sản phẩm lưu niệm cho mỗi du khách đến Hội An.
Tưởng chừng như một “câu chuyện đùa” nhưng Soi đã biến “rác” thành “hoa” khi thành công chế tác ra các sản phẩm lưu niệm từ những vải vụn thừa trong nhân dân. Soi đã tạo ra các sản phẩm handmade bằng chính những miếng vải tưởng chừng như bỏ đi, không giá trị đó và đem lại thu nhập bạc triệu cho Soi, đưa tên tuổi Soi trở thành một thương hiệu được tìm kiếm nhiều khi du khách đến với Hội An.
Chị Trần Thị Kim Soi – Người đã khởi nghiệp thành công từ vải vụn với số vốn ban đầu là 1 triệu đồng
Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trò chuyện với Trần Thị Kim Soi về sự khởi nghiệp thú vị và độc lạ này.
– Chị có thể chia sẻ lý do từ đâu chị có ý tưởng khởi nghiệp từ vải vụn? Và khi khởi nghiệp chị có gặp khó khăn và thuận lợi gì? Theo chị yếu tố nào sẽ đưa dự án này thành công?
Thật tình cờ vào năm 2017, trong một lần dạo phố, bắt gặp những bao tải vải vụn của nhiều xưởng may xung quanh Hội An thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, cũng như rất khó phân hủy trong tự nhiên, tôi nảy ra ý tưởng “tái chế” những mảnh vải vụn này. Khi đó tôi cũng vừa sinh con (năm 2016), đang nuôi con nhỏ nên cũng mong muốn kiếm thêm một nguồn thu nhập khác cho gia đình. Và việc tái chế này tạo cho tôi một thu nhập để hỗ trợ cùng chồng nuôi con.
Vì vải vụn nên việc ứng dụng nó vào sản phẩm cần nhiều khả năng tưởng tượng và thẩm mỹ, tính toán phôi mẫu và cách phối trộn màu sắc, chất liệu, sản phẩm. Chính vì thế nên không có một form mẫu cố định cũng như catalogue chuẩn để người thợ, cũng như khách hàng có thể sản xuất hoặc lựa chọn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thẩm mỹ của người thợ, cho nên việc tìm kiếm đồng đội và đào tạo họ thành một người đáp ứng tiêu chí rất khó khăn.
Các sản phẩm handmade bằng chính những miếng vải tưởng chừng như bỏ đi
Có nhiều những sản phẩm rất đẹp, khách hàng mua rồi và muốn mua lại nhưng mẫu đó không có nữa, hoặc khổ vải đôi khi chỉ tận dụng tạo ra được một cái duy nhất…Chính vì vậy cũng tự nó tạo nên một cá tính độc bản và không thể sao chép.
Thuận lợi đầu tiên khi bắt đầu công việc này là tôi được học bài bản về thiết kế tại trường, chồng tôi cũng học về mỹ thuật nên hai vợ chồng có nhiều điểm tương đồng cũng như bổ trợ nhau cho quá trình bắt đầu làm về tái chế vải.
Tôi cũng là người tiên phong tại Hội An trong việc “biến rác thành hoa”, các phế phẩm phụ liệu từ ngành may trở thành những sản phẩm phụ kiện thời trang xinh xắn phục vụ khách hàng.
Nguồn nguyên liệu ở đây rất dồi dào và phong phú, có thể xin hoặc thu mua với giá rẻ, nhóm đối tượng các phụ nữ cần công việc tại nhà khá nhiều vì thuận lợi cho việc chăm sóc con cái cũng là một lợi thế.
Hội An cũng là nơi có một cộng đồng sống xanh, sống hòa thuận với thiên nhiên và yêu thích các sản phẩm tái chế, sản phẩm thủ công. Khách du lịch quốc tế đánh giá cao các sản phẩm của tôi cũng như câu chuyện đằng sau sản phẩm khi được chia sẻ. Vì khi có nhân duyên với việc biến vải vụn thành một sản phẩm thì tôi luôn muốn bán cả “câu chuyện” bên trong về Hội An với những điều mà du khách chưa biết. Đó là cả một mảng văn hóa lâu đời làm nên chất riêng biệt về Hội An không lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Sản phẩm của SOI handmade may mắn có nhiều tiêu chí phù hợp với định hướng về Phát triển Du lịch Xanh của tỉnh Quảng Nam đang hướng tới nên nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Thành phố, các chi Hội Phụ nữ cũng như cộng đồng ở đây.
Sau 6 năm đi vào hoạt động, đến nay doanh thu của SOI handmade dao động khoảng gần 384 triệu/năm
Tôi nghĩ đó là những lý do mà SOI handmade được đón nhận và phát triển đến thời điểm này, và trong tương lai với chiến lược phát triển tiếp theo cũng như sự quyết tâm của hai vợ chồng tôi với sản phẩm, tôi tin sản phẩm của SOI handmade sẽ vươn đến các thị trường xa hơn nữa, nhiều khách hàng hơn nữa.
– Chị có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ của mình khi triển khai dự án về vải vụn không?
Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm thú vị về một người khách hàng mua sản phẩm của tôi qua kênh online, sau khi nhận được sản phẩm cũng như câu chuyện tái chế mà tôi chia sẻ, chị đã hào hứng hỏi xin địa chỉ của tôi để gởi tặng các phần vải thừa mà chị chưa biết sẽ xử lý như thế nào, chị mong tôi sẽ dùng nó tạo nên một sản phẩm xinh xắn như sản phẩm mà chị đã mua. Câu chuyện nhờ đó cũng tạo cho tôi một mối quan hệ mới mà nếu không có việc “tái chế vải vụn” này, tôi sẽ không thể gặp được. Tôi cũng rất mong muốn nếu có ai cùng chung quan điểm với tôi, muốn tạo ra sản phẩm du lịch cho địa phương mình tôi cũng sẵn sàng chia sẻ bí quyết cũng như kinh nghiệm.
– Chị có thể chia sẻ vốn đầu tiên khi chị làm khởi nghiệp về vải vụn? Đến nay là bao lâu? Doanh thu? Số lượng nhân viên của dự án.
SOI handmade tạo lập từ 2013 nhưng chỉ mới năm 2017 tôi mới chuyên tâm vào thu gom, làm và bán các sản phẩm thời trang từ vải vụn như hiện nay. Vì vải vụn là nguyên liệu thừa mọi người không dùng đến nên khi bắt tay vào khởi nghiệp tôi chỉ mất 1 triệu đồng cho tháng đầu tiên. Bất ngờ nhất ngay năm đầu doanh thu của tôi đạt khoảng 120 triệu đồng, đến nay sau 6 năm doanh thu dao động khoảng gần 384 triệu/năm. Cơ sở của tôi hiện có 1 người đang làm việc toàn thời gian và 5 người khác đang làm việc bán thời gian tại nhà (nhận nguyên phụ liệu và sản xuất tại nhà, công tính theo sản phẩm làm được), tôi kỳ vọng trong 3 năm tới, mỗi năm cơ sở sản xuất của tôi sẽ giải quyết thêm được 10 đến 15 công việc toàn thời gian mỗi năm.
– Chị đã ứng dụng chuyển đổi số và các hình thức truyền thông như thế nào để đưa thương hiệu của dự án đến với nhiều người hơn?
Tôi đã thử nghiệm bán các sản phẩm của mình trên các nền tảng online như Youtube, Shopee, Etsy, Zalo, Facebook nhưng chưa thực sự hiệu quả do chưa tiếp cận được các phương thức quảng bá trên các nền tảng đó. Tuy nhiên với việc tôi tích cực tham gia vào các phiên chợ Xanh, phiên chợ Thân thiện môi trường và các phiên chợ thủ công tại đây giúp cho mọi người biết tới thương hiệu SOI handmade nhiều hơn. Tôi cũng tạo các mã QR code để du khách có thêm được nhiều thông tin hơn về sản phẩm.
Mỗi 3 tháng/lần, tôi sẽ tổ chức các buổi dạy nghề, truyền nghề dưới mô hình workshop cho nhóm phụ nữ yếu thế tại các phường xã gần nơi tôi sống nhằm đào tạo và xây dựng một cộng đồng hiểu và yêu sản phẩm tái chế thân thiện môi trường rộng lớn hơn nữa, bên cạnh các buổi chia sẻ nói chuyện với nhiều cộng đồng hơn để thương hiệu SOI handmade tiếp cận được nhiều người.
– Trân trọng cảm ơn.
Link gốc bài viết tại: https://diendandoanhnghiep.vn/co-gai-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-1-trieu-dong-248373.html
Cô gái khởi nghiệp thành công từ 1 triệu đồng
Cô gái khởi nghiệp thành công từ 1 triệu đồng
LÊ LINH• 31/07/2023 03:39
Đến Hội An, du khách hiếu kỳ về một thương hiệu “SOI Handmade”, ít ai biết rằng cô gái nhỏ đó đã khởi nghiệp thành công từ vải vụn với số vốn ban đầu là 1 triệu đồng.
Vải vụn là một trong những thứ mà chúng ta luôn nghĩ là “rác”, nhưng cô gái tên Soi – một cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang đã biến những “rác” đó thành các sản phẩm lưu niệm cho mỗi du khách đến Hội An.
Tưởng chừng như một “câu chuyện đùa” nhưng Soi đã biến “rác” thành “hoa” khi thành công chế tác ra các sản phẩm lưu niệm từ những vải vụn thừa trong nhân dân. Soi đã tạo ra các sản phẩm handmade bằng chính những miếng vải tưởng chừng như bỏ đi, không giá trị đó và đem lại thu nhập bạc triệu cho Soi, đưa tên tuổi Soi trở thành một thương hiệu được tìm kiếm nhiều khi du khách đến với Hội An.
Chị Trần Thị Kim Soi – Người đã khởi nghiệp thành công từ vải vụn với số vốn ban đầu là 1 triệu đồng
Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trò chuyện với Trần Thị Kim Soi về sự khởi nghiệp thú vị và độc lạ này.
– Chị có thể chia sẻ lý do từ đâu chị có ý tưởng khởi nghiệp từ vải vụn? Và khi khởi nghiệp chị có gặp khó khăn và thuận lợi gì? Theo chị yếu tố nào sẽ đưa dự án này thành công?
Thật tình cờ vào năm 2017, trong một lần dạo phố, bắt gặp những bao tải vải vụn của nhiều xưởng may xung quanh Hội An thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, cũng như rất khó phân hủy trong tự nhiên, tôi nảy ra ý tưởng “tái chế” những mảnh vải vụn này. Khi đó tôi cũng vừa sinh con (năm 2016), đang nuôi con nhỏ nên cũng mong muốn kiếm thêm một nguồn thu nhập khác cho gia đình. Và việc tái chế này tạo cho tôi một thu nhập để hỗ trợ cùng chồng nuôi con.
Vì vải vụn nên việc ứng dụng nó vào sản phẩm cần nhiều khả năng tưởng tượng và thẩm mỹ, tính toán phôi mẫu và cách phối trộn màu sắc, chất liệu, sản phẩm. Chính vì thế nên không có một form mẫu cố định cũng như catalogue chuẩn để người thợ, cũng như khách hàng có thể sản xuất hoặc lựa chọn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thẩm mỹ của người thợ, cho nên việc tìm kiếm đồng đội và đào tạo họ thành một người đáp ứng tiêu chí rất khó khăn.
Các sản phẩm handmade bằng chính những miếng vải tưởng chừng như bỏ đi
Có nhiều những sản phẩm rất đẹp, khách hàng mua rồi và muốn mua lại nhưng mẫu đó không có nữa, hoặc khổ vải đôi khi chỉ tận dụng tạo ra được một cái duy nhất…Chính vì vậy cũng tự nó tạo nên một cá tính độc bản và không thể sao chép.
Thuận lợi đầu tiên khi bắt đầu công việc này là tôi được học bài bản về thiết kế tại trường, chồng tôi cũng học về mỹ thuật nên hai vợ chồng có nhiều điểm tương đồng cũng như bổ trợ nhau cho quá trình bắt đầu làm về tái chế vải.
Tôi cũng là người tiên phong tại Hội An trong việc “biến rác thành hoa”, các phế phẩm phụ liệu từ ngành may trở thành những sản phẩm phụ kiện thời trang xinh xắn phục vụ khách hàng.
Nguồn nguyên liệu ở đây rất dồi dào và phong phú, có thể xin hoặc thu mua với giá rẻ, nhóm đối tượng các phụ nữ cần công việc tại nhà khá nhiều vì thuận lợi cho việc chăm sóc con cái cũng là một lợi thế.
Hội An cũng là nơi có một cộng đồng sống xanh, sống hòa thuận với thiên nhiên và yêu thích các sản phẩm tái chế, sản phẩm thủ công. Khách du lịch quốc tế đánh giá cao các sản phẩm của tôi cũng như câu chuyện đằng sau sản phẩm khi được chia sẻ. Vì khi có nhân duyên với việc biến vải vụn thành một sản phẩm thì tôi luôn muốn bán cả “câu chuyện” bên trong về Hội An với những điều mà du khách chưa biết. Đó là cả một mảng văn hóa lâu đời làm nên chất riêng biệt về Hội An không lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Sản phẩm của SOI handmade may mắn có nhiều tiêu chí phù hợp với định hướng về Phát triển Du lịch Xanh của tỉnh Quảng Nam đang hướng tới nên nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Thành phố, các chi Hội Phụ nữ cũng như cộng đồng ở đây.
Sau 6 năm đi vào hoạt động, đến nay doanh thu của SOI handmade dao động khoảng gần 384 triệu/năm
Tôi nghĩ đó là những lý do mà SOI handmade được đón nhận và phát triển đến thời điểm này, và trong tương lai với chiến lược phát triển tiếp theo cũng như sự quyết tâm của hai vợ chồng tôi với sản phẩm, tôi tin sản phẩm của SOI handmade sẽ vươn đến các thị trường xa hơn nữa, nhiều khách hàng hơn nữa.
– Chị có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ của mình khi triển khai dự án về vải vụn không?
Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm thú vị về một người khách hàng mua sản phẩm của tôi qua kênh online, sau khi nhận được sản phẩm cũng như câu chuyện tái chế mà tôi chia sẻ, chị đã hào hứng hỏi xin địa chỉ của tôi để gởi tặng các phần vải thừa mà chị chưa biết sẽ xử lý như thế nào, chị mong tôi sẽ dùng nó tạo nên một sản phẩm xinh xắn như sản phẩm mà chị đã mua. Câu chuyện nhờ đó cũng tạo cho tôi một mối quan hệ mới mà nếu không có việc “tái chế vải vụn” này, tôi sẽ không thể gặp được. Tôi cũng rất mong muốn nếu có ai cùng chung quan điểm với tôi, muốn tạo ra sản phẩm du lịch cho địa phương mình tôi cũng sẵn sàng chia sẻ bí quyết cũng như kinh nghiệm.
– Chị có thể chia sẻ vốn đầu tiên khi chị làm khởi nghiệp về vải vụn? Đến nay là bao lâu? Doanh thu? Số lượng nhân viên của dự án.
SOI handmade tạo lập từ 2013 nhưng chỉ mới năm 2017 tôi mới chuyên tâm vào thu gom, làm và bán các sản phẩm thời trang từ vải vụn như hiện nay. Vì vải vụn là nguyên liệu thừa mọi người không dùng đến nên khi bắt tay vào khởi nghiệp tôi chỉ mất 1 triệu đồng cho tháng đầu tiên. Bất ngờ nhất ngay năm đầu doanh thu của tôi đạt khoảng 120 triệu đồng, đến nay sau 6 năm doanh thu dao động khoảng gần 384 triệu/năm. Cơ sở của tôi hiện có 1 người đang làm việc toàn thời gian và 5 người khác đang làm việc bán thời gian tại nhà (nhận nguyên phụ liệu và sản xuất tại nhà, công tính theo sản phẩm làm được), tôi kỳ vọng trong 3 năm tới, mỗi năm cơ sở sản xuất của tôi sẽ giải quyết thêm được 10 đến 15 công việc toàn thời gian mỗi năm.
– Chị đã ứng dụng chuyển đổi số và các hình thức truyền thông như thế nào để đưa thương hiệu của dự án đến với nhiều người hơn?
Tôi đã thử nghiệm bán các sản phẩm của mình trên các nền tảng online như Youtube, Shopee, Etsy, Zalo, Facebook nhưng chưa thực sự hiệu quả do chưa tiếp cận được các phương thức quảng bá trên các nền tảng đó. Tuy nhiên với việc tôi tích cực tham gia vào các phiên chợ Xanh, phiên chợ Thân thiện môi trường và các phiên chợ thủ công tại đây giúp cho mọi người biết tới thương hiệu SOI handmade nhiều hơn. Tôi cũng tạo các mã QR code để du khách có thêm được nhiều thông tin hơn về sản phẩm.
Mỗi 3 tháng/lần, tôi sẽ tổ chức các buổi dạy nghề, truyền nghề dưới mô hình workshop cho nhóm phụ nữ yếu thế tại các phường xã gần nơi tôi sống nhằm đào tạo và xây dựng một cộng đồng hiểu và yêu sản phẩm tái chế thân thiện môi trường rộng lớn hơn nữa, bên cạnh các buổi chia sẻ nói chuyện với nhiều cộng đồng hơn để thương hiệu SOI handmade tiếp cận được nhiều người.
– Trân trọng cảm ơn.
Link gốc bài viết tại: https://diendandoanhnghiep.vn/co-gai-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-1-trieu-dong-248373.html